Chế Phẩm Sinh Học là gì? Vai trò của Chế Phẩm Sinh Học – BIO ASKOI

Chế Phẩm Sinh Học là gì? Vai trò của Chế Phẩm Sinh Học

1. Chế phẩm sinh học là gì?

Chế Phẩm Sinh Học là những sản phẩm được điều chế ra từ sinh học với những mục đích khác nhau, ở Việt Nam Chế phẩm sinh học được sản xuất phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp mà chúng ta có thể hay bắt gặp như: Phân sinh học, thuốc trừ sâu sinh học phục vụ cho cây trồng, đệm lót sinh học cho chăn nuôi… Ngoài ra còn rất nhiều chế phẩm sinh học khác mà bạn đọc có thể tìm hiểu thêm.

Khởi nguồn

Chế phẩm sinh học còn được gọi là Probiotic, Có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”(for life) và đã có nhiều ý nghĩa khác nhau trong những năm qua. Probiotic lần đầu tiên được sử dụng bởi Lilley và Stillwell vào năm 1965 để mô tả các chất tiết ra bởi một vi sinh vật dùng để kích thích sự tăng trưởng của vật chủ. Do đó, nó mang ý nghĩa là sự đối lập với “kháng sinh” nên vẫn chưa được đưa vào sử dụng và định nghĩa này cũng chưa được gọi là chính xác.

Năm 1971 Sperti định nghĩa Probiotic mô tả chất chiết xuất từ các lớp biểu ​​mô có thể dùng để kích thích sự tăng trưởng của vi sinh vật.

Đến năm 1974 Parker đã sửa lại định nghĩa về Probiotic, là “sinh vật và các ‘chất‘ của vi sinh vật , góp phần cân bằng lại vi khuẩn đường ruột”. Tuy nhiên, định nghĩa này sử dụng Probiotic nói đến vi sinh đường ruột nhưng lại bao gồm ‘chất‘ lại mang thêm một ý nghĩa rộng mà trong đó sẽ bao gồm cả thuốc kháng sinh.

Trong một nỗ lực để cải thiện các định nghĩa, đến năm 1989, Fuller đã định nghĩa lại probiotics như ‘Sự bổ sung thức ăn vi khuẩn sống trong đó có lợi ích ảnh hưởng đến vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng với vi khuẩn đường ruột của nó’.

Định nghĩa được sửa đổi này nhấn mạnh sự cần thiết của Probiotic (Chế phẩm sinh học).

Chúng ta thường hay nghĩ rằng các vi khuẩn giống như cái gì đó có thể gây bệnh. Nhưng cơ thể của mỗi sinh vật đều có đầy đủ các vi khuẩn, cả tốt và xấu, có thể gây bệnh, có thể kháng bệnh. Probiotics được gọi là “tốt” hay vi khuẩn “hữu ích” bởi vì chúng giúp giữ cho đường ruột, hệ tiêu hóa của vật chủ được khỏe mạnh.

2. Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học:

Theo một vài công trình nghiên cứu gần đây thì chế phẩm sinh học được hoạt động theo một số khía cạnh như sau:

  • Khi vật chủ bị mất đi các vi khuẩn “tốt”, chế phẩm sinh học có thể giúp vật chủ bổ sung, thay thế các vi khuẩn tốt của vật chủ trước đó.
  • Chế phẩm sinh học có thể làm giảm số lượng vi khuẩn “xấu” trong cơ thể của vật chủ.
  • Chế phẩm sinh học có thể giúp cân bằng các vi khuẩn “tốt” và vi khuẩn “xấu” giúp cho vật chủ được phát triển một cách ổn định nhất.

3. Các chủng loại chế phẩm sinh học:

  • Lactobacillus

Có khoảng hơn 50 loài lactobacillus, Chúng được tìm thấy trong hệ tiêu hóa, tiết niệu, và sinh dục… Các loại thực phẩm được lên men (như sữa chua) và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cũng chứa các vi khuẩn này. Lactobacillus đã được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nhiều loại bệnh về hệ tiêu hóa…

Một số vi khuẩn gây men tìm thấy trong các loại thực phẩm bổ sung là acidophilus Lactobacillus, acidophilus DDS L.-1, Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus rhamnosus GG, Lactobacillus plantarium, Lactobacillus reuteri, Lactobacillus salivarius, Lactobacillus casei, Lactobacillus johnsonii, Lactobacillus gasseri…

  • Bifidobacteria

Có khoảng 30 loài bifidobacteria, chúng tạo nên hầu hết các vi khuẩn lành mạnh trong ruột, xuất hiện trong đường ruột, hệ tiêu hóa của vật chủ ở thời kỳ sinh trưởng.
Một số các bifidobacteria được sử dụng như chế phẩm sinh học là bifidum Bifidobacterium, Bifidobacterium lactis, Bifidobacterium longum, Bifidobacterium breve, Bifidobacterium infantis, Bifidobacterium thermophilum, Bifidobacterium pseudolongum…

Ngoài ra còn một số loại vi khuẩn khác như Saccharomyces boulardii, Streptococcus thermophilus, Enterococcus faecium, Leuconostoc,…


4. Vai trò của chế phẩm sinh học trong nông nghiệp:

Tăng cường sức khoẻ và ngăn chặn mầm bệnh
Trong một thời gian dài, các chất kháng sinh đã được sử dụng để ngăn chặn bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, việc sử dụng khánh sinh gây ra nhiều vấn đề như dư thừa chất khánh sinh trong các sản phấm thuỷ sản, tạo ra các cơ chế kháng khuẩn cũng như làm mất cân bằng các men tiêu hoá trong đường ruột, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi. Hơn nữa, nhu cầu của con người đối với các sản phẩm thuỷ sản sạch và an toàn trên thế giới ngày càng cao. Do vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học là một phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.

Chế phẩm sinh học có khả năng sản sinh ra các chất hoá học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.

Ngoài ra, chế phấm sinh học hay các vi khuẩn có lợi còn có khả năng cạnh tranh vị trí bám vào thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi.

Cải thiện hệ tiêu hoá
Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hoá của các vật nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế phấm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hoá của các vật nuôi bởi vì các dòng chế phẩm sinh học sản xuất ra các en-zim ngoại bào như: as protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin… Trong chăn nuôi thủy sản, các vi khuẩn vi sinh như bacteroides và clostridium sp cung cấp dinh dưỡng cho cá, đặc biệt là cung cấp các axit béo và vitamin. Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hoá của động vật hai mảnh vỏ bằng cách sản xuất ra các enzyme ngoại bào như protease, amilaza, lipaza và cung cấp dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin.

Bạn đang tìm hiểu về chế phẩm sinh học? Bạn muốn thấy được hiệu quả thực tế của chế phẩm sinh học?
– Đối với mỗi khách hàng, chúng tôi cần thời gian thực nghiệm chế phẩm sinh học từ 10 – 15 ngày.

Nguồn: BioASKoi tổng hợp